Tiểu sử Lê Tiến Phục

  • Năm 1933, lúc 11 tuổi ông ra Hà Nội với ông Cả Tuất làm thợ.
  • Năm 1939 ông tham gia vào Hội Ái hữu thợ mộc ở các xưởng thợ số nhà 22,24, 26, 25 phố Lò Sũ Hà Nội (cùng với Hà Kế Tấn, Bùi Giản, Vũ Biểu, Đỗ Khương, Đỗ Đạt, Đỗ Giới), vận động thợ thuyền tham gia các cuộc biểu tình, đình công đòi tăng lương.[cần dẫn nguồn]
  • Tháng 12-1940, ông được Đỗ Đạt, Vũ Biểu tổ chức kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Năm 1944, ông được Công vận Hà Nội giao nhiệm vụ chuẩn bị cho lớp học Công vận đầu tiên mở ở xưởng mộc Gia Xuân. Tháng 6-1944 ông được tổ chức (do ông Trần Ngọc Minh - nguyên phụ trách Công vận của Thành ủy Hà nội đại diện) tuyên bố chắp nối sinh hoạt Đảng với chi bộ công nhân thủ công.
  • Tháng 5-1945, ông được phân công của Công vận xứ về Nam Định nhận nhiệm vụ mới: tổ chức tuyên truyền về chỉ thị của Việt Minh "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", chuẩn bị lực lượng cho Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền. Tối ngày 17-08-1945 ông cùng các ông Vũ Khế Bật, Đỗ Thực, Đỗ Khắc Tiến, Vũ Cao Phong... lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền thành công tại xã Nhân nhuế, xã Khánh Thôn và các xã khác tại huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định. [cần dẫn nguồn]
  • Tháng 9-1945, ông cùng Lương Tuấn Khang được tỉnh ủy Nam Định giao về thành lập huyện bộ Việt Minh của huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (lúc đó toàn huyện mới có 7 Đảng viên).
  • Cuối tháng 10-1945, ông được tỉnh ủy Nam Định cử đi học lớp bồi dưỡng cán bộ 15 ngày do Trung ương mở. Đến tháng 5-1946, ông lại được cử đi học lớp Nguyễn Ái Quốc Khóa 2 do Thường vụ Trung ương mở tại Hà Đông (khóa học 2 tháng). Sau khi kết thúc khóa học ông đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Việt Minh huyện Mỹ Lộc. Khi Toàn quốc kháng chiến (12-1946), ông được phân về làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến khu B Mỹ Lộc (dọc đường 21 từ Nam Định đi Phủ Lý).
  • Từ tháng 5 năm 1947, ông là Bí thư huyện ủy Mỹ Lộc, Bí thư huyện ủy Nam Trực, Bí thư Ban cán sự Thành ủy Nam Định[1], tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nam Định. Năm 1950 ông được Đảng điều vào Quân đội[2].